Cập nhật lúc: 15:34 21-12-2022 Mục tin: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá tư duy
Xem thêm: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá tư duy
TRẦM CẢM VỚI MÔN VẬT LÝ THÌ NÊN HỌC NHƯ THẾ NÀO???
Vật lý là môn học khó, đòi hỏi chúng ta phải vận dụng tư duy, trí não rất nhiều. Vì thế, để có thể học được tốt môn này, thoát khỏi tình trạng “trầm cảm” với hệ “Điện, Cơ, Quang, Sóng, Hạt... thì chúng ta cần có một phương pháp học hợp lý, hiệu quả cho riêng mình.
Dưới đây là một số phương pháp các em có thể tham khảo:
1. Tự ôn luyện
Khóa học off hay onl thì đều thường là lựa chọn hàng đầu của chúng ta mỗi lần bị các đợt thi dìm đầu. Việc này không có vấn đề gì, nhất là với những bạn mất gốc, chẳng có tí kiến thức nào, tìm được khóa học phù hợp sẽ giúp bạn bổ sung phần kiến thức đó hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điểm cao hay không, thi ăn chắc hay không lại nằm ở việc “TỰ ÔN LUYỆN”. Bởi lúc tự ôn luyện, bạn mới biết phần nào cần cải thiện, mới có thể tập trung nạp kiến thức vào đầu (dù có thể nó chỉ tồn tại đến khi chúng ta thi xong)
Tương tự, cách Tự ôn luyện môn Vật lý như sau:
- Lượt qua một lần kiến thức bằng cách lên mạng tìm các khóa học bằng video. Tốt nhất là học theo chủ đề, như vậy chúng ta càng dễ dàng xâu chuỗi kiến thức, luyện đề theo dạng.
- Làm đề luyện tương ứng sau mỗi chủ đề liên quan. Làm đầy đủ các mức độ từ cơ bản đến nâng cao, khó quá chúng ta tạm bỏ qua một bên.
- Tự note các phần yếu kém, hỏi thầy cô trên lớp, hỏi bạn bè qua mạng, tùy, cách gì cũng được, bạn hiểu kiến thức đó là được.
- Luyện đề tổng hợp các dạng: Luyện tự do, luyện giới hạn thời gian, luyện điên cuồng... luyện đến khi thi thì thôi. (Thường thì sẽ diễn ra khoảng 1 tháng trước kỳ thi, bạn vừa không bị chán mà đi thi vẫn còn nhớ rõ kiến thức).
Lưu ý: Vì trong đề thi ĐGNL thường có tới 50 – 60% câu hỏi nằm ở mức độ trung bình, nên các bạn hãy cố gắng ôn đều (không cần chuyên sâu) tất cả các dạng. Còn những bạn học tốt rồi, muốn làm được 9 - 10/10 câu gia tăng cơ hội thì tập trung ôn kỹ 2 chương “Dao động cơ” và “Điện xoay chiều” vì hai phần này thường sẽ rơi vào câu 9, câu 10 trong 10 câu thi ĐGNL Vật lý.
2. Kỹ năng khi LÀM BÀI THI
Ôn rồi thì phải thi thôi đúng không? Thi như thế nào để giữ phong độ, để đạt điểm cao cũng cần phải rèn luyện hết đấy!
- Đầu tiên, các bạn phải nắm rõ cấu trúc đề thi phần Vật lý. Từ đây, tạo cho mình lộ trình ôn thi & các phương pháp làm bài nhanh. Môn Vật lý chiếm 10 câu trong đề ĐGNL:
+ Kiến thức lớp 12 sẽ chiếm 70 -80%, lớp 11 chiếm 20 – 30%.
+ Gồm 3 dạng câu hỏi: Lý thuyết chiếm khoảng 30%, câu hỏi dạng công thức chiếm 60% và 10% còn lại thường là câu hỏi mang tính thực tế.
- Thứ hai, dựa vào kiến thức sẵn có, tạo cho mình một bộ phương pháp làm bài nhanh, hiệu quả. Các phương pháp có thể tham khảo:
+ Loại trừ đáp án: Thấy đúng đúng là khoanh, đừng nghĩ nhiều.
+ Thay đáp án tính ngược: Tổ tiên mách bảo đáp án nào đúng đúng là thay ngược lại vào công thức tính xem có ra được các thông số đề cho không.
+ Ước lượng giá trị: Nhiều khi các đáp án đưa ra có độ lệch khá cao, bạn có thể ước lượng kết quả dựa trên các thông số đã cho và chọn đáp án hợp lý nhất.
Lưu ý: Trên thực tế thì để làm được các mẹo này, các bạn phải có kiến thức nền tảng, tính phản xạ với dạng bài trước thì mới theo được. Không thì chỉ có nước nhờ “Thần Thìa, Thần Xoài” thôi.
- Thứ ba, cuối cùng, tự tin làm bài, câu nào khó quá, cho mình 15s mà vẫn chưa nghĩ ra hướng giải thì chọn bừa rồi xuống câu tiếp theo. Nên nhớ, khoanh lụi thì chúng ta có xác suất đúng là 50%, chứ ngồi mãi không ra thì vừa không đúng mà vừa mất hết các câu sau đó nhé!
Nói chung thì giờ ôn Vật lý vẫn còn kịp, quan trọng là chịu ngồi vào bàn để học hay vẫn trông ngóng vào phép màu thôi à! Chúc các bạn chịu học thoát khỏi chứng trầm cảm Vật lý, thi ĐGNL đạt 10/10, điểm cao siêu xịn nhé!
Tổng hợp: Danhgiatuduy.info
Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?
Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Các bài khác cùng chuyên mục
Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGTD là gì, Đề thi đánh giá tư duy cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...