Đánh giá tư duy và Đánh giá năng lực khác nhau như thế nào?

Cập nhật lúc: 16:25 22-12-2022 Mục tin: Tìm hiểu kì thi đánh giá tư duy


Điểm khác biệt giữa kì thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy gồm đơn vị tổ chức, Cấu trúc đề, Hình thức thi, Thang điểm, đề thi gồm những môn nào?

Kỳ thi đánh giá năng lực và Kỳ thi Đánh giá tư duy đều là các kỳ thi được tổ chức riêng và các trường đại học sử dụng kết quả của kỳ thi đó để xét tuyển.

Cả hai kỳ thi cùng hướng đến mục tiêu kiểm tra năng lực (sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý dữ liệu hay giải quyết vấn đề) của thí sinh. Kỳ thi cũng nhằm đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh đại học và đồng thời tăng thêm cơ hội trúng tuyển cho thí sinh, Hướng nghiệp cho học sinh trên nền tảng kiến thức và năng lực cá nhân.

Điểm khác nhau giữa hai kỳ thi:

Tiêu chí

Đánh giá năng lực

Đánh giá tư duy

Trường nào tổ chức

Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM

Đại học Bách khoa Hà Nội

Cấu trúc đề thi

ĐGNL HN:

3 phần:

 - Phần 1: Tư duy định lượng (Toán học)

 - Phần 2: Tư duy định tính (Văn học – Ngôn ngữ)

 - Phần 3: Khoa học (Tự nhiên – Xã hội)

ĐGNL HCM:

3 phần:

 - Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ (Tiếng Việt, Tiếng Anh)

 - Phần 2: Toán, tư duy logic và phân tích số liệu

 - Phần 3: Giải quyết vấn đề (Lí, Hóa, Sinh, Sử, Địa)

3 phần:

- Phần 1: Tư duy Toán học

- Phần 2: Tư duy Đọc hiểu

- Phần 3: Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề

Số lượng câu hỏi

- ĐGNLHN: Tổng: 150 câu, mỗi phần 50 câu 

- ĐGNL-HCM: Tổng: 120 câu (Phần 1 - 40 câu; Phần 2 - 30 câu; Phần 3 - 50 câu)

 

Thời gian làm bài

- ĐGNLHN: Tổng thời gian làm bài 195 phút (Phần 1 là 75 phút, phần 2 và phần 3 mỗi phần 60 phút). Bài thi nào có câu hỏi thử nghiệm thì thời gian làm bài sẽ kéo dài thêm từ 2 – 4 phút.

- ĐGNL-HCM: Thời gian làm bài là 150 phút 

Tổng thời gian làm bài 150 phút (Phần Tư duy toán học – 60 phút; phần tư duy đọc hiểu – 30 phút; phần Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề - 60 phút)

Thang điểm

- ĐGNLHN: Tổng 150 điểm, mỗi câu đúng được 1 điểm

- ĐGNL-HCM: Tổng 1200 điểm, tùy vào độ khó từng câu mà cho điểm khác nhau. Tổng điểm phần Ngôn ngữ là 400đ, phần toán + logic + số liệu là 300đ, còn lại là giải quyết vấn đề (lý hoá sinh sử địa) 500đ

Tổng điểm bài thi là 100 điểm:

 - Phần Tư duy Toán học: 40 điểm

 - Phần Tư duy Đọc hiểu: 20 điểm

 - Phần Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề: 40 điểm

 

Hình thức thi

- ĐGNLHN: hình thức thi trắc nghiệm và điền đáp án; thi trên máy tính. Mỗi thí sinh sẽ có một đề thi riêng do máy tính tổ hợp ngẫu nhiên.

- ĐGNL HCM: hình thức thi Trắc nghiệm, thi trên giấy, thí sinh thi chung 1 đề

Hình thức thi trắc nghiệm

Môn thi

 - ĐGNLHN: 7 môn (Toán, Vật lí, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)

- ĐGNL HCM: 8 môn (Toán, Vật lí, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Tiếng anh, Lịch sử, Địa lý)

 

Toán học; Ngữ văn; Khoa học (Giải quyết vấn đề)

Nguồn: Tuyensinh247/Tổng hợp: Danhgiatuduy.info

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGTD là gì, Đề thi đánh giá tư duy cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...