Đề thi thử đánh giá tư duy ĐHBK Hà Nội - Phần Khoa học/Giải quyết vấn đề (số 4)

Cập nhật lúc: 17:07 16-11-2023 Mục tin: Đề thi đánh giá tư duy


Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội số 4 phần Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề của ban chuyên môn Tuyensinh247, xem toàn bộ đề thi phía dưới.

NỘI DUNG BÀI THI

BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

------------------------------------

PHẦN III: TƯ DUY KHOA HỌC/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Đọc bài đọc sau và trả lời câu hỏi từ 1 - 7

VIRUS CÚM

Dịch cúm theo mùa cướp đi sinh mạng của hơn 500.000 người mỗi năm trên toàn thế giới. Hệ gen virus cúm A gồm 8 phân tử RNA mạch đơn mã hoá cho tổng 11 protein virus. Các virus cúm A được phân loại dựa vào 2 kháng nguyên bề mặt: hemagglutinin (H) là kháng nguyên có 18 subtype khác nhau (H1-H18); và neuraminidase (N) là kháng nguyên có 11 subtype khác nhau (N1-N11) (Hình 1)

Virus cúm A gây bệnh cúm ở chim và một số động vật có vú. Quá trình lây nhiễm của virus cúm A vào tế bào người theo cơ chế nhập bào được mô tả trong Hình 2 gồm các giai đoạn:

(1) Hấp phụ: các gai glycoprotein của virus sẽ liên kết với các thụ thể trên màng tế bào chủ

(2) Xâm nhập: tạo thành túi nhập (endosome) bào đưa virus vào bên trong tế bào, túi nhập bào mang virus được dung hợp với túi nội bào chứa các enzyme trong lysosome, làm giảm pH trong túi khiến màng túi nhập bào và vỏ capsid của virus bị phá vỡ, virus được “cởi vỏ” giải phóng vật chất di truyền.

(3) Sinh tổng hợp: virus cúm sử dung nguyên liệu và năng lượng của tế bào chủ để tổng hợp các thành phần cấu trúc.

(4) Lắp ráp: các thành phần cấu trúc được lắp ráp tạo thành virus hoàn chỉnh.

(5) Phóng thích: virus cúm được phóng thích ra khỏi tế bào chủ, mang theo màng sinh chất có định vị các kháng nguyên bề mặt.       

Người ta sử dụng một số hóa chất để ức chế sự sinh trưởng của virus cúm, các chất này có cơ chế tác động như sau: Zanamivir là chất ức chế neuraminidase có vai trò giúp virus giải phóng khỏi tế bào chủ, NH4Cl là chất giúp duy trì pH cao của lysosome làm ức chế hoạt động của enzyme trong lysosome (vốn hoạt động ở pH thấp), từ đó làm vỏ capsid của virus không bị phân giải, không giải phóng được genome virus, virus không sinh tổng hợp được các thành phần virus không nhân lên được.

Câu 1:  Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Virus cúm có hệ gen là RNA, các chủng virus cúm khác nhau phân biệt dựa vào ............ bề mặt.

Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Virus cúm A lây nhiễm vào tế bào chủ theo cơ chế ............... khi xâm nhập vào tế bào chủ, virus tiến hành cởi vỏ để giải phóng vật chất di truyền.  

Câu 3: Trong quá trình virus xâm nhập vào tế bào chủ, điều gì đã làm vỏ capsid của virus bị phá hủy và genome virus được giải phóng bên trong tế bào chủ?

A. Các enzyme trong lyrosome làm giảm áp suất thẩm thấu.

B. Các enzyme trong lyrosome làm tăng pH trong tế bào.

C. Các enzyme trong lyrosome làm giảm pH trong tế bào.

D. Các enzyme trong lyrosome làm tăng áp suất thẩm thấu.

Câu 4: Nhận định sau đây đúng hay sai?

Các chủng virus cúm có tốc độ biến đổ nhanh là do có hệ genome phân mảnh gồm nhiều chuỗi RNA.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 5: Gai glycoprotein trên bề mặt virus cúm có nguồn gốc từ đâu?

A. Do virus tự tổng hợp.

B. Màng sinh chất của tế bào chủ.

C. Màng nhân của tế bào chủ.

D. Thành tế bào chủ.

Câu 6: NH4Cl có hiệu quả ức chế sự nhân lên của virus cúm dựa vào cơ chế

A. Ngăn virus hấp phụ và xâm nhập vào tế chủ

B. Ngăn virus tổng hợp các thành phần cấu trúc

C. Ngăn virus cởi vỏ để giải phóng vật chất di truyền

D. Ngăn virus phóng thích khỏi tế bào chủ

Câu 7: Chọn các nhận định Đúng

Virus gây cúm gia cầm dễ dàng truyền sang chim nhưng hiếm khi truyền sang người. Tương tự, virus gây cúm ở người rất dễ truyền sang người khác, nhưng chưa bao giờ phát hiện truyền sang chim. 

Nguyên nhân nào sau đây là Đúng khi giải thích hiện tượng trên?

A. Các chủng virus cúm gây nhiễm trên người và gia cầm là khác nhau.

B. Kháng nguyên bề mặt (hemagglutinin) trên màng virus cúm gia cầm không tương thích với tế bào người.

C. Khi virus cúm gia cầm xâm nhập và tế bào người thì tế bào người không cho phép giải phóng virus.

D. Chủng virus cúm lây nhiễm trên gia cầm và trên người giống nhau về các kháng nguyên bề mặt.


Đọc bài đọc sau và trả lời câu hỏi từ 8 – 14

MỐI QUAN HỆ KHÁC LOÀI

    Quan hệ giữa các quần thể trong quần xã được phân loại gồm hai loại: quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối khán gdựa trên lợi ích mỗi bên nhận được hoặc thiệt hại cho mỗi bên.

    Mối quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ trong đó ít nhất 1 loài được hưởng lợi, bao gồm các dạng quan hệ sau: cộng sinh (hai bên đều có lợi, các loài sử dụng sản phẩm trao đổi chất của nhau, mối quan hệ này cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của cả hai); hợp tác (hai bên đều có lợi nhưng không cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của nhau); hội sinh (một loài có lợi, loài kia không có lợi và cũng không có hại).

    Mối quan hệ đối kháng là mối quan hệ trong đó ít nhất 1 loài bị hại, bao gồm các dạng quan hệ sau: cạnh tranh (hai loài cạnh tranh với nhau vì một nguồn sống nào đó, kết quả có thể gây hại cho 1 hoặc cho cả 2 quần thể); kí sinh - vật chủ (một loài sống nhờ trên cơ thể loài khác, lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể vật chủ); ức chế - cảm nhiễm (một loài sống bình thường nhưng gây hại cho các loài khác sống xung quanh);  vật ăn thịt - con mồi (loài này sử dụng loài khác làm thức ăn).

    Con Lười ba ngón (Bradypus sp.) là loài phổ biến ở các khu vực Trung và Nam Mỹ. Đây là loài động vật chậm chạp, dành cả cuôc đời sống dưới tán cây (Hình 1) và chỉ xuống đất mỗi tuần một lần để thải hết phân. Chúng mang trên mình cả một quần xã sinh vật, gồm nhiều loài có mối quan hệ phức tạp:

    Bướm đêm (Cryptoses choloepi) sống trong bộ lông của những con Lười (a) giúp bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của các loài chim ăn côn trùng, chúng di chuyển cùng những con Lười xuống dưới đất và đẻ trứng trên phân của Lười khi Lười thải phân. Ấu trùng nở ra từ trứng sẽ ăn phân của Lười. Bướm đêm trưởng thành (b) lại leo lên trên những con Lười. Ngoài bướm đêm, tảo thuộc giống Trichophyllus (c) phát triển trong bộ lông của con Lười, nhưng khi phát triển thành lượng lớn, chúng được những con Lười dùng làm thức ăn. Tảo biến màu lông của con Lười thành màu xanh lục, khiến co Lười dễ trốn kẻ thù dưới tán lá. Nấm Ascomycota cũng sinh trưởng trong lông của những con Lười, giúp phân hủy xác của bướm đêm đã chết và tạo thành nguồn dinh dưỡng cho tảo.

Câu 8: Kéo thả các đáp án chính xác vào chỗ trống

Khi xét mối quan hệ giữa các loài khác nhau trong quần xã, thấy rằng có hai dạng quan hệ sau: mối quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ trong đó ít nhất 1 loài .........., mối quan hệ đối kháng là mối quan hệ trong đó ít nhất 1 loài ............

Câu 9: Nhận định dưới đây là đúng hay sai?

Mối quan hệ hợp tác mang đến lợi ích cho cả hai loài và mối quan hệ này cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của cả hai.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 10: Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là

A. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

B. quan hệ hội sinh.

C. quan hệ cộng sinh.

D. quan hệ vật chủ - vật kí sinh.

Câu 11: Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là

A. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

B. quan hệ hội sinh.

C. quan hệ cộng sinh.

D. quan hệ vật chủ - vật kí sinh.

Câu 12: Xét các mối quan hệ sinh thái:

(1) Cộng sinh.                   

(2) Vật kí sinh và vật chủ.                    

(3) Hội sinh.

(4) Hợp tác.                        

(5) Vật ăn thịt và con mồi.

Hãy xếp theo thứ tự tăng cường tính đối kháng của các mối quan hệ trên?

A. 1, 4, 5, 3, 2.

B. 1, 4, 3, 2, 5.

C. 5, 1, 4, 3, 2.

D. 1, 4, 2, 3, 5.

Câu 13: Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi – sinh vật ăn thịt, các phát biểu dưới đây là Đúng hay Sai?

A. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.

B. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học.

C. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.

D. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ.

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGTD là gì, Đề thi đánh giá tư duy cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...